Trở lại

Bí kíp xây dựng thực đơn cho nhà hàng nhỏ hiệu quả

Nhà hàng nhỏ là mô hình kinh doanh ẩm thực với quy mô dưới 50 bàn, được vận hành bởi một đội ngũ tinh gọn. Nhờ thực đơn chọn lọc và chi phí tối ưu, mô hình này mang đến sự linh hoạt, tạo nên trải nghiệm ẩm thực ấm cúng và gần gũi cho thực khách. Để xây dựng thực đơn cho nhà hàng nhỏ một cách hiệu quả, các đầu bếp hãy lưu ý những bí quyết sau:

Thực đơn cần có món ăn đặc trưng khác biệt

Món ăn đặc trưng là yếu tố giúp nhà hàng của bạn trở nên nổi bật và dễ được ghi nhớ trong lòng khách hàng. Đây không chỉ là món ăn ngon mà còn phản ánh được bản sắc riêng của nhà hàng. Bạn có thể thấy, các nhà hàng thành công trên thị trường thường sở hữu những món ăn mang đậm dấu ấn riêng (signature).

Khách hàng thường có xu hướng quyết định món ăn trước khi chọn địa điểm. Vì thế, những nhà hàng có món ăn đặc trưng sẽ tạo được sức hút mạnh mẽ, giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn và ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí họ.

Để chọn món ăn "signature" cho nhà hàng, bạn có thể dựa trên một số tiêu chí như:

  • Món do bếp trưởng chế biến: Một món ăn được làm bởi người đứng đầu căn bếp sẽ có chất lượng cao và sức hút đặc biệt để khách hàng nhớ mãi.  
  • Món 5 sao: Đây là những món ăn được đánh giá cao nhất bởi cả thực khách lẫn đội ngũ đầu bếp.
  • Món bán chạy nhất: Món ăn “signature” thu hút nhiều thực khách của quán sẽ được thể hiện doanh số bán hàng của quán.  
  • Món khác biệt: Đây là món độc đáo nhất của quán mà khách hàng khó tìm thấy ở nơi khác.

Phân loại món ăn khi xây dựng thực đơn cho nhà hàng nhỏ:  

Một thực đơn quá phức tạp rất dễ làm thực khách bối rối khó chọn lựa. Cách đơn giản nhất để giải quyết điều này chính là phân loại các món ăn trong thực đơn. Bạn có thể chia menu thành các mục chính như: món khai vị, món chính, món tráng miệng, và đồ uống để thực khách dễ dàng tìm được món phù hợp.

xây dựng thực đơn cho nhà hàng nhỏ một cách khoa học bằng các phân loại cách phân loại món
xây dựng thực đơn cho nhà hàng nhỏ một cách khoa học bằng các phân loại cách phân loại món  

Ngoài cách trên, bạn cũng có thể phân loại món ăn theo thời điểm hoặc nhu cầu của khách hàng. Ví dụ, một nhà hàng phục vụ cả ngày có thể chia thực đơn thành các mục: buổi sáng với các món điểm tâm nhẹ nhàng, buổi trưa với món ăn giàu dinh dưỡng, và buổi tối với món ăn đủ chất. Đồng thời, cung cấp các combo sẵn có cũng là giải pháp thông minh, vừa tiết kiệm thời gian gọi món cho khách, vừa tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà hàng.

Xây dựng thực đơn giới hạn theo dịp đặc biệt

Thiết kế thực đơn mới mẻ và đa dạng cho từng dịp đặc biệt sẽ tạo sự hứng thú và thu hút khách hàng. Các đầu bếp có thể sáng tạo với những thực đơn giới hạn trong một khoảng thời gian, để mang đến cho thực khách trải nghiệm độc đáo và mới mẻ. Điều này không chỉ tạo nên không khí lễ hội, mà còn mang lại sự thú vị và thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng.

Chẳng hạn, vào dịp Lễ Tình Nhân, nhà hàng có thể giới thiệu các set menu lãng mạn, kết hợp với những món ăn mang đậm dấu ấn về tình yêu như các món sốt rượu vang, món tráng miệng cùng socola... Còn trong mùa Giáng Sinh, thực đơn có thể được bổ sung thêm các món ăn đặc trưng Noel như gà tây, bánh khúc cây, bánh pudding Giáng sinh đầy màu sắc…

Số lượng món ăn phù hợp với quy mô nhà hàng  

Đối với những nhà hàng nhỏ, việc cố gắng đưa quá nhiều món ăn vào thực đơn không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt. Với diện tích nhà bếp và số lượng đầu bếp hạn chế, việc triển khai một menu đa dạng dễ dẫn đến quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và dịch vụ. Thay vào đó, một thực đơn tinh gọn, tập trung vào các món ăn chủ lực sẽ giúp tối ưu hóa nguồn lực, đảm bảo từng món ăn được chuẩn bị chỉn chu.

Một gợi ý từ Ajinomoto Food Service Việt Nam là bạn nên tận dụng một nguyên liệu chính để chế biến đa dạng món ăn. Chẳng hạn, với nguyên liệu tôm, bạn có thể sáng tạo ra nhiều món hấp dẫn như tôm chiên xù, tôm sốt bơ tỏi, hay tôm hấp sả. Cách làm này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nhập hàng, giảm áp lực cho bếp, mà còn mang đến cho thực khách nhiều sự lựa chọn thú vị từ cùng một nguồn nguyên liệu.

Xem thêm:Khám phá xu hướng ẩm thực Omakase ở Việt Nam 

Chất lượng hương vị món ăn trong thực đơn cần đồng nhất  

Thực đơn đa dạng là một trong những điểm cộng lớn, tuy nhiên, để mang lại trải nghiệm hoàn thiện cho khách hàng thì tất cả các món trong thực đơn cần có chất lượng hương vị đồng nhất. Nói cách khác, mọi món ăn trong thực đơn đều phải có vị ngon và đạt tiêu chuẩn như nhau. Điều này sẽ hạn chế khiến khách hàng cảm thấy một số món rất ngon trong khi các món khác lại kém hấp dẫn. Nhờ đó, dù chọn món nào họ cũng đều hài lòng và cảm nhận được sự chỉn chu trong từng chi tiết của nhà hàng.

Để tạo ra thực đơn hoàn hảo với chất lượng hương vị đồng nhất, các đầu bếp cần chú trọng lựa chọn gia vị phù hợp. Bạn có thể tham khảo gia vị nêm nếm chuyên nghiệp từ Ajinomoto Food Service Việt Nam, với các sản phẩm chất lượng cao và giá hợp lý như Bột ngọt AJI-NO-MOTO®, Xốt Mayonnaise Aji-mayo, Dầu hào Ajinomoto… Đây là lựa chọn hoàn hảo giúp các đầu bếp dễ dàng chế biến mọi món ăn đạt chất lượng cao, góp phần xây dựng thực đơn hiệu quả và hấp dẫn cho nhà hàng.

banner-products-new-2503
Ajinomoto Food Service Việt Nam là giải pháp hoàn hảo để đầu bếp tạo nên thực đơn chất lượng  

Kết luận:

Với những bí quyết trên, các nhà hàng nhỏ có thể dễ dàng xây dựng thực đơn một cách hiệu quả, giúp thu hút thực khách cũng như nâng cao chất lượng kinh doanh. Hãy để Ajinomoto Food Service Việt Nam đồng hành cùng nhà hàng trong quá trình phát triển thực đơn và mang đến những món ăn thơm ngon, chất lượng. 

Bài viết liên quan